Lăng Khải Ðịnh được khởi công xây dựng từ ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 1 năm mới hoàn tất.
So với lăng tẩm khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Dục Ðức có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn, khu lăng mộ có hình chữ nhật, có diện tích 3.445m2, bên trong không có Bi Ðình và tượng đá như các lăng vua khác.
Ðiện Long Ân ở trung tâm khu vực tẩm là một công trình được xây cất theo khuôn mẫu của các ngôi điện có ở Huế. Bên trong hiện có ba án thờ bài vị của các vua Dục Ðức và vợ, Thành Thái và Duy Tân.
Trong khoảng diện tích được giới hạn bởi vòng La thành dài 1.750m là một quần thể kiến trúc gồm cung điện, lâu đài, đình tạ được bố trí đăng đối trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m, bắt đầu từ Ðại Hồng Môn đến chân La thành sau mộ vua, xen giữa những công trình kiến trúc là hồ nước ngát hương sen và những quả đồi phủ mượt bóng thông.
Hiển Ðức môn mở đầu cho khu vực tẩm điện. Ðiện Sùng Ân nằm ở giữa được xem là trung tâm, chung quanh có Tả, Hữu Phối Ðiện và Tả, Hữu Tùng Phòng như những vệ tinh xung quanh, Hoằng Trạch Môn là công trình kiến trúc khu vực tẩm điện.
Nằm ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy. Ðây là lăng duy nhất quay về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn. Lăng không có La thành bao bọc.
Tổng thể kiến trúc của lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng trong khung cảnh thanh bình của đồng quê.
Tọa lạc giữa một vùng quê tĩnh mịch thuộc thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, nằm giữa khu lăng mộ của bà con quyến thuộc, trong đó có Lăng Thiệu Trị (ông nội), Lăng Tự Ðức (bác ruột và cha nuôi).
Ở khu vực tẩm điện, nhìn tổng thể, các công trình vẫn mang dáng xưa, đáng chú ý là điện Ngưng Hy, một công trình vốn được coi là nơi bảo lưu bậc nhất nghệ thuật sơn mài nổi tiếng của Việt Nam. Ngược lại với phong cách truyền thống trong kiến trúc tẩm điện, kiến trúc lăng mộ hầu như Âu hóa hoàn toàn, từ đặc trưng kiến trúc, mô típ trang trí đến vật liệu xây dựng.
Xây dựng từ 1814 đến 1820, là một khu lăng rộng lớn với chu vi lên đến 11.234m gồm 7 lăng.
Toàn bộ khu lăng là một quần sơn với 42 đồi núi lớn nhỏ có tên gọi riêng, trong đó Ðại Thiên Thọ là ngọn lớn nhất. Lăng tẩm nhà vua nằm trên một quả đồi bằng phẳng rộng lớn. Trước có ngọn Ðại Thiên Thọ án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu chẩm, bên trái và bên phải có 14 ngọn núi là tả thanh long và hữu bạch hổ.
Lăng Tự Ðức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Ông vua giỏi thi phú Tự Ðức đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở nguyện của con người có học vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất trong hàng các vua chúa nhà Nguyễn.